Phân loại Đảo_san_hô

Muller-Parker (2006) dẫn lại cách phân chia của Stoddart & Steers (1977), theo đó đảo rạn san hô được phân thành bảy lớp căn cứ vào hình thái của đảo, các đặc điểm của trầm tích tạo nên đảo cũng như thảm thực vật trên đó, bao gồm:[2]

  • Đảo/Cồn cát (sand cay): thường hình thành ở phía có gió của mặt bằng rạn.[3] Bao gồm:
    • Cồn cát có thảm thực vật
    • Cồn cát trơ trụi: thường có độ cao thấp hơn và không bền vững.
  • Motu: thường hình thành ở phía có gió ở mặt bằng rạn phía trong của rạn san hô vòng - nơi trầm tích do các con sóng theo một phương duy nhất mang đến lắng đọng lại.
  • Cồn đá cuội (shingle cay): do bão hình thành[2]phía dưới gió của mặt bằng rạn.[3] Không phổ biến.
  • Cồn thực vật ngập mặn (mangrove cay): hình thành do thực vật ngập mặn xâm chiếm các vùng nước nông.
  • Cồn thực vật ngập mặn có gờ cát ở phía có gió
  • Cồn thực vật ngập mặn thấp và có thảm thực vật
  • Rạn san hô nâng (đảo đá vôi).